admin 03/09/2021

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chà sàn liên hợp

Máy chà sàn liên hợp là thiết bị vệ sinh đa năng được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả vệ sinh tối ưu cho những không gian rộng lớn. Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng hiểu rõ và cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chà sàn liên hợp để có thể vận hành thiết bị một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MAGNUM CLEANING MACHINES tìm hiểu chi tiết.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chà sàn liên hợp

Tìm hiểu cấu tạo của máy chà sàn liên hợp

Cấu tạo của máy chà sàn liên hợp bao gồm các bộ phận cơ bản sau đây:

Motor

Máy lau sàn liên hợp gồm có 2 motor đó là motor chà và motor hút. Các motor này giúp thiết bị có thể thực hiện cả chức năng chà rửa cũng như hút nước thải trên sàn nhà. 

Bộ phận điều khiển và chuyển động

Bộ phận này bao gồm tay đẩy máy chà sàn và hệ thống bánh xe đa hướng. Phần tay cầm được gắn vào lưng máy nhằm hỗ trợ người dùng di chuyển và điều khiển thiết bị tới mọi vị trí để thực hiện vệ sinh. 

Bánh xe lăn lắp đặt bên dưới máy sẽ phối hợp nhịp nhàng với tay đẩy để máy có thể di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình, giúp người điều khiển thiết bị không mất nhiều công sức nâng hay đẩy máy. 

Bình chứa nước bẩn và nước sạch

Bộ phận này được sử dụng để chứa dung dịch tẩy rửa pha loãng cùng với nước sạch, hỗ trợ chức năng chà sàn, giặt thảm của thiết bị. Bình chứa nước bẩn được dùng để chứa nước bẩn do máy hút lên trong khi chà sàn.

Những bộ phận cơ bản của máy chà sàn liên hợp

Bàn chà

Được dùng để gắn bàn chải chà sàn, mâm gai gắn pad,… hỗ trợ tốt cho công việc chà rửa, bảo dưỡng sàn nhà. 

Bộ phận hút

Gồm có motor hút nước, ống hút nước và cần gạt nước giúp hút triệt để nước bẩn trên sàn nhà và làm khô sàn nhanh chóng.

Bàn chà cước hoặc có thể thay bằng bàn gắn Pad để vệ sinh sàn

Xem thêm: Máy chà sàn ngồi lái chính hãng – ICD CLEANING MACHINES

Nguyên lý hoạt động của máy chà sàn liên hợp

Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy chà sàn liên hợp bao gồm 3 quy trình cơ bản sau đây:

Tiến hành khởi động thiết bị chà sàn

Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy chà sàn liên hợp: máy hoạt động bằng acquy và máy chạy bằng điện thế 220V. Khi vận hành máy, người dùng có thể trực tiếp cắm điện hoặc mở máy nhờ vào năng lượng acquy và điều khiển thiết bị hoạt động bình thường. 

Chà sàn

Khi được cung cấp nguồn điện, máy chà sàn sẽ bắt đầu hoạt động. Lúc này, bộ phận bơm nước và van điều chỉnh sẽ xả hóa chất tẩy rửa chuyên dụng xuống sàn nhà. Sau đó, motor chà sẽ làm nhiệm vụ vận hành bàn chải quay với tốc độ cao để chà rửa, bảo dưỡng sàn nhà. 

Hút nước bẩn

Cùng lúc với quá trình chà sàn, motor hút nước của máy sẽ kết hợp với ống dây hút và cần gạt nước để thu hồi toàn bộ nước bẩn trên sàn và chuyển vào thùng chứa nước bẩn. Khi thùng chứa nước bẩn đầy, hệ thống cảm ứng của thiết bị sẽ cảnh báo để người dùng kịp thời đổ nước bẩn và thay nước mới, ngăn chặn nguy cơ nước tràn vào các linh kiện bên trong gây hỏng hóc, chập điện.

Nguyên lý hoạt động của máy lau sàn liên hợp

Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chà sàn giá ưu đãi

Đánh giá ưu – nhược điểm của máy chà sàn liên hợp

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về những ưu điểm của máy chà sàn liên hợp nhé.

Ưu điểm máy chà sàn liên hợp

Máy chà sàn liên hợp có 2 ưu điểm chính:

Làm sạch và làm khô sàn ngay lập tức

Máy chà sàn liên hợp được tích hợp cả 2 chức năng chà sàn và hút nước trong cùng một thiết bị. Do đó, khi vận hành thiết bị này có thể đảm bảo được tốc độ vệ sinh mặt sàn trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Hơn nữa, sau khi chà sàn, nền nhà không có hiện tượng trơn trượt hay ẩm ướt. Đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của máy chà sàn liên hợp so với máy chà sàn đơn hay các phương pháp vệ sinh thủ công.

Tiết kiệm thời gian, chi phí vệ sinh không gian rộng lớn

Thiết bị chà sàn liên hợp được trang bị từ 1 – 4 bàn chải với kích thước lớn, đảm bảo hiệu quả vệ sinh tối ưu cho những không gian rộng lớn, đông người qua lại như siêu thị, trường học, trung tâm thương mại,…

Đặc biệt, thiết bị chà sàn này chỉ cần một người điều khiển là có thể đáp ứng được năng suất tương đương với 4 – 6 lao động thủ công.

Nhờ đó mà các doanh nghiệp sử dụng dòng máy chà sàn liên hợp có thể tiết kiệm tối đa chi phí thuê mướn nhân viên vệ sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu làm sạch không gian vượt trội.

Máy lau sàn liên hợp có ưu – nhược điểm gì?

**MUA NGAY: Máy chà sàn nhà xưởng giá tốt

Nhược điểm máy chà sàn liên hợp 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, máy chà sàn liên hợp vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:

Chỉ phù hợp sử dụng cho những không gian rộng lớn

Đặc trưng của các thiết bị chà sàn liên hợp đó là có kích thước lớn và thiết kế cồng kềnh hơn nhiều so với máy chà sàn đơn.

Do đó, thiết bị này không thích hợp để có thể vệ sinh trong những kho góc hẹp, khó làm sạch. Vì vậy, dòng máy này thường chỉ được sử dụng cho những không gian rộng lớn, ít có chướng ngại vật như kho xưởng, siêu thị, sân vận động, hầm để xe,…

Chi phí đầu tư thiết bị tương đối cao

Vì máy lau sàn liên hợp được tích hợp cả chức năng hút nước bẩn và chà sàn nên thiết bị có giá bán cao hơn nhiều so với máy chà sàn đơn. Đây là trở ngại lớn nhất cho các đơn vị có ý định đầu tư máy chà sàn liên hợp.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chỉ những doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn và có nhu cầu vệ sinh cao thì mới cần trang bị thiết bị chà sàn này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chà sàn liên hợp. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp người dùng lựa chọn được thiết bị chà sàn phù hợp với mục đích sử dụng.

Để được tư vấn thêm về các dòng máy chà sàn, hãy truy cập ngay Website xequetbui.com để lựa chọn ngay cho mình sản phẩm máy chà sàn liên hợp với giá tốt nhất.

TIN LIÊN QUAN