admin 30/11/2021

Tính năng vượt trội của xe điện nâng hàng

Xe Điện Nâng Hàng là thiết bị được xuất hiện hầu hết trong các kho hàng logistics. Bởi tính cần thiết và không thể thay thế bằng bất kỳ một thiết bị hay loại xe nào khác.

Vậy để sử dụng được chúng, bạn cần phải xem các thông số kỹ thuật xe nâng. Vậy hãy tìm hiểu các thông số kỹ thuật của xe điện nâng hàng qua bài viết dưới đây nhé!

Các thông số kỹ thuật của xe điện nâng hàng trong xưởng

Khác với các dòng xe nâng tay thấp hay tay cao, thì xe nâng điện có nhiều thông số kỹ thuật. Do đó, để hiểu và chọn mua đúng sản phẩm phù hợp buộc khách hàng phải nắm vững các thông số kỹ thuật của xe.

Dòng xe điện nâng hàng trong xưởng
Dòng xe điện nâng hàng trong xưởng

Tải trọng (load capacity)

Đây là thông số quan trọng và cơ bản nhất mà bạn cần phải biết khi mua xe nâng. Tải trọng chính là khả năng mà xe có thể nâng cũng như bốc dỡ hàng hóa.

Lưu ý: Tải trọng của xe sẽ giảm dần khi nâng lên cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại càng kẹp thì tải trọng nâng cũng giảm theo.

Tải trọng nâng xe
Tải trọng nâng xe

Trọng tâm tải (load center)

Trọng tâm tải được hiểu là khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa, là thông số kỹ thuật quan trọng và trước khi mua xe bạn cần tìm hiểu.

Chiều cao nâng (lift height)

Chiều cao nâng của xe được đo từ mép trên của càng xuống mặt đất. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn các dòng xe nâng có chiều cao nâng khác nhau

Chiều cao nâng tự do (free lift)

Chiều cao nâng từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng mà tại đó thanh nâng đầu tiên vẫn chưa bị nâng theo được gọi là chiều cao nâng tự do.

Kiểu lái (operator position, type of drive, type of operation)

Theo các kỹ thuật viên, các dòng xe nâng hiện nay như: xe nâng điện bán tự động, xe forklift dầu, xe forklift điện,….đều có 2 loại kiểu lái là đứng lái (stand-up) và ngồi lái (sit-on).

Độ nghiêng thanh nâng (tilt angle)

Thông số kỹ thuật này cho thấy sự linh hoạt về khả năng nâng hàng hóa của xe nâng. Độ nghiêng thanh nâng là góc đo của thanh nâng khi ở vị trí thẳng đứng với vị trí nghiêng về phía trước và ngả ra sau.

Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng (length to face fork)

Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng giúp bạn có thể xác định được chính xác kích thước thực tế chiều dài của xe.

Bán kính chuyển hướng (turning radius)

Bán kính được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn được gọi là bán kính chuyển hướng. Thông số này giúp người lái có thể canh đường và hàng hóa khi di chuyển.

Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc (right aisle stacking aisle width)

Độ rộng quay xe tối thiểu để xe nâng khi đang tiến hoặc lùi có thể xoay vuông góc sang trái hoặc phải được gọi là chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc.

Là thông số vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các dòng xe nâng dùng trong kho có diện tích khiêm tốn.

Khoảng sáng gầm xe (ground clearance)

Thông số này được xác định bằng cách đo chiều cao từ mặt đất đến gầm xe. Theo đó, trước khi lựa chọn mua xe nâng điện, bạn cần lưu ý đến thông số này để hình dung ra khả năng di chuyển của xe qua các đoạn đường gồ ghề.

Chiều cao giá đỡ càng (backrest height)

Thông số này cho biết khả năng đỡ hàng của xe cao bao nhiêu mét. Chẳng hạn, nếu chiều cao giá đỡ càng là 3m thì xe nâng đó có thể đỡ các hàng hóa cao đến 3m.

Nếu bạn có nhu cầu mua xe để chuyển hàng hóa xếp rời hoặc hàng hộp thì cần chú ý đến thông số kỹ thuật này.

Độ mở càng (fork spread)

Độ mở càng là khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa 2 càng khi bạn đẩy ra hoặc thu vào.

Lực kéo tối đa (max. Drawbar pull)

Thông số này quyết định đến việc xe có khả năng kéo bao nhiêu tấn hàng. Đặc biệt, với những khách hàng đang có mục đích dùng xe nâng để kéo hàng từ container thì điều này vô cùng quan trọng.

Hệ thống tự động khóa an toàn (auto-lock suspension system)

Hệ thống tự động khóa an toàn sẽ giúp bản vệ xe. Trong trường hợp khi người lái rời khỏi vị trí, xe nâng sẽ tự động khóa chức năng di chuyển, nâng hạ đồng thời phát ra tiếng kêu cảnh báo.

Điều này vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó có thể cảnh báo các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Xe chỉ di chuyển và mở khóa khi người lái quay lại vị trí.

Khả năng leo dốc (grade ability)

Thông số kỹ thuật này cho biết khả năng xe có thể leo lên được dốc bao nhiêu độ khi nâng hoặc không nâng hàng hóa.

Tốc độ di chuyển (travel speed)

Tốc độ di chuyển của xe là thông số chỉ vận tốc xe di chuyển khi nâng hoặc không nâng hàng hóa.

Trên đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của dòng xe điện nâng hàng hiện nay. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu thông số kỹ thuật xe để từ đó lựa chọn được cho mình loại xe phù hợp nhất.

Xem bài viết khác về xe điện nâng hàng

TIN LIÊN QUAN